Supervisor Là Gì? Công Việc Supervisor Trong Nhà Hàng, Khách Sạn

Supervisor là gì? Trong nhà hàng, khách sạn, đây là vị trí đặc biệt quan trọng bởi có tác động đến các hoạt động diễn ra trong bộ phận và ảnh hưởng đến chất lượng phục vụ chung. Tuy nhiên không phải ai cũng biết công việc cụ thể của một supervisor là gì. Cùng Hướng Nghiệp Á Âu tìm hiểu ngay nhé.

Supervisor là gì?

Supervisor là người giám sát và là “trợ thủ” đắc lực của các nhà quản lý. Supervisor hỗ trợ quản lý, theo dõi, điều phối hoạt động của bộ phận, đào tạo nghiệp vụ cho nhân sự mới… Ngoài ra, họ còn có nhiệm vụ hỗ trợ phục vụ khách hàng và giải quyết các phát sinh trong quá trình phục vụ khách hàng.

Supervisor là gì?

(Ảnh: Internet)

Trong ngành NHKS, supervisor là tên gọi chung cho nhân sự làm nhiệm vụ giám sát các bộ phận liên quan với những chức danh như Front office supervisor (Giám sát tiền sảnh), Housekeeping supervisor (Giám sát buồng phòng), Floor supervisor (Giám sát tầng), Restaurant supervisor (Giám sát nhà hàng)… Thông thường, những khách sạn cao cấp từ 4 – 5 sao đều có những vị trí này.

Mô tả công việc của supervisor trong khách sạn, nhà hàng

Trong ngành NHKS, supervisor có mặt ở nhiều bộ phận như Front Office, Housekeeping, F&B… Vị trí này đòi hỏi ứng viên phải có chuyên môn vững vàng, có trách nhiệm với công việc và kinh nghiệm dày dặn để xử lý các tình huống xảy ra trong quá trình làm việc.

Nhìn chung, công việc của một supervisor trong khách sạn bao gồm những hạng mục sau:

  • Chia ca , phân công nhiệm vụ cho nhân viên thuộc bộ phận.
  • Giám sát quá trình làm việc của nhân viên, đảm bảo đáp ứng tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ, điều phối nhân viên và khối lượng công việc hợp lý để phục vụ khách hàng tốt nhất.
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh trong ca làm việc như phàn nàn của khách, mâu thuẫn giữa nhân viên với nhau…
  • Giải quyết những sai sót, bất thường trong quyền hạn của một supervisor.
  • Lên kế hoạch và phối hợp bộ phận liên quan nhằm thực hiện việc bảo trì, bảo dưỡng trang thiết bị, máy móc phục vụ công việc của bộ phận.
  • Lập kế hoạch mua dụng cụ, trang thiết bị phục vụ cần thiết cho bộ phận.
  • Phối hợp với các qupervisor khác và manager để lập kế hoạch hoạt động của bộ phận theo định kỳ.
  • Training nhân viên mới, lên kế hoạch đào tạo chéo.
  • Thống kê, ghi chép dữ liệu trong ca làm việc để chuyển cho ca sau.
  • Điều hành các cuộc họp giao ca của bộ phận nếu quản lý vắng mặt.
  • Báo cáo công việc theo quy định.
  • Thực hiện các nhiệm vụ khác theo yêu cầu của cấp trên.

công việc của supervisor

(Ảnh: Internet)

Thu nhập của supervisor trong nhà hàng, khách sạn

Supervisor có cấp bậc cao hơn nhân viên thông thường, do đó mức lương sẽ “nhỉnh” hơn. Dựa vào cơ cấu tổ chức và chính sách lương của khách sạn, cũng như kinh nghiệm cá nhân mà mỗi vị trí supervisor sẽ có lương khác nhau. Hiện nay, mức lương của supervisor trong các khách sạn 4 – 5 sao nằm trong khoảng từ 6 – 10 triệu đồng/tháng.

Làm thế nào để trở thành một supervisor giỏi?

Đặc thù của ngành NHKS chính là đòi hỏi kinh nghiệm thực tế và khả năng chịu được áp lực công việc cao. Muốn trở thành một supervisor giỏi, bạn cần chú ý những điều sau:

Kỹ năng quan sát, lên kế hoạch

Công việc của một supervisor sẽ bao gồm điều phối và giám sát các hoạt động diễn ra trong phạm vi quản lý của mình. Do đó, một supervisor giỏi là người có mắt quan sát tốt để nhận biết sai sót trong quy trình, chất lượng dịch vụ và cũng rất cần biết cách sắp xếp, tổ chức và thiết lập kế hoạch theo từng giai đoạn để tránh nhầm lẫn, sai sót trong quá trình làm việc.

Cư xử nhã nhặn, tôn trọng

Quá trình xử lý công việc với nhân viên cấp dưới và tiếp xúc với khách hàng sẽ tôi luyện cho supervisor trở thành người khéo léo, biết giữ thái độ nhã nhặn và lịch sự. Cư xử ôn hòa, tâm lý không chỉ giúp hòa giải mâu thuẫn giữa các nhân viên khi có bất đồng, mà còn khiến giám sát viên giành được thiện cảm từ khách hàng.

Biết quản lý thời gian

Supervisor là người chịu nhiều áp lực khi phải đảm bảo công việc được thực hiện đúng tiến độ. Do đó, supervisor cần sắp xếp thời gian hợp lý cho bản thân và đôn thúc nhân viên hoàn thành kế hoạch.

Công tư phân minh

Điều đặc biệt quan trọng là supervisor phải công tư phân minh thì mới có thể làm đúng nhiệm vụ của mình, giữ được uy tín trong mắt nhân viên cấp dưới, góp phần giúp công việc đạt chất lượng và hiệu quả cao. Ngoài ra, giám sát viên cũng nên là người gắn kết nhân viên, xây dựng tập thể đoàn kết và vững mạnh.

Như vậy, supervisor là một trong những mắt xích quan trọng trong cơ cấu nhân sự NHKS. Vai trò của supervisor ngày càng được đánh giá cao nên đã trở thành nấc thang sự nghiệp để nhiều bạn trẻ hướng tới trong tương lai.

Để biết chi tiết công việc của supervisor của từng bộ phận, hãy cùng đón chờ những bài viết khác về giám sát tiền sảnh, giám sát nhà hàng, giám sát buồng phòng… bạn nhé!

Điểm: 4.8 (43 bình chọn)

Tác giả: Giao Dương Huỳnh

Với hơn 6 năm kinh nghiệm đảm nhận vị trí quản lý tại các Nhà hàng Khách sạn lớn ở Sài Gòn và nguồn kiến thức chuyên ngành vượt trội. Huỳnh Giao đang là cộng tác viên biên tập nội dung tại Hướng Nghiệp Á Âu, Các bài viết chia sẻ về kỹ năng nghiệp vụ của Huỳnh Giao được nhiều bạn trẻ đón nhận.

Bài viết liên quan

ĐƠN VỊ TUYỂN DỤNG CHEFJOB.VN

ĐẦU BẾP - BẾP BÁNH - PHA CHẾ - PHỤC VỤ - BUỒNG PHÒNG

LỄ TÂN - QUẢN LÝ NHÀ HÀNG - KHÁCH SẠN

Hotline: 1900 2175 - Web: www.chefjob.vn

SIÊU THỊ ĐVP MARKET

Chuyên bán sỉ lẻ Nguyên liệu - Dụng cụ - Máy móc

TRÀ SỮA - CAFÉ - QUÁN ĂN - QUÁN KEM - KINH DOANH BÁNH

Hotline: 028 7300 1770 - Web: www.dvpmarket.com

Ý kiến của bạn